Số hiệu | |
Trích yếu | TÀI LIỆU SHHV QUÝ IV/2023: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG |
Ngày ban hành | 13/10/2023 |
Ngày hiệu lực | |
Người ký | |
Danh mục | TÀI LIỆU SINH HOẠT HỘI VIÊN |
Cơ quan ban hành | HỘI LHPN TỈNH |
Loại văn bản | TÀI LIỆU SINH HOẠT HỘI VIÊN |
File đính kèm | Tập tin |
Thời gian qua, mạng xã hội đã giúp ích rất nhiều cho phụ nữ, trẻ em trong đời sống, lao động và học tập. Song không gian mạng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho người dùng như: bị lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; lôi kéo đánh bạc, tổ chức đánh bạc; truyền bá, phát tán ấn phẩm đồi trụy, tổ chức môi giới mại dâm, phát tán thông tin xuyên tạc, hình ảnh riêng tư để xúc phạm, làm nhục người khác... Đặc biệt là hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, phản động ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Để giúp hội viên phụ nữ bảo vệ bản thân và thành viên gia đình trong sử dụng mạng xã hội, góp phần phòng, chống tội phạm trên không gian mạng, dịp sinh hoạt hội viên kỳ này chị em cùng tìm hiểu một số nội dung cơ bản đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.
1. Khái niệm “không gian mạng”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018: “không gian mạng” là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
2. Một số hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng (theo Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018)
- Nhóm hành vi xâm phạm an ninh quốc gia
+ Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
+ Sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền... Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
+ Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Nhóm hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; gian lận, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử; trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng, tài khoản người dùng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc thông qua mạng Internet.
+ Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
+ Truyền bá, phát tán ấn phẩm đồi trụy, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, phát tán thông tin xuyên tạc, hình ảnh riêng tư để xúc phạm, làm nhục người khác, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng...
3. Một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên không gian mạng hiện nay