Khởi nghiệp với "phái yếu" luôn đặt ra cơ hội song cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ của gia đình và sự giúp đỡ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp, nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã vượt qua những định kiến, rào cản về giới và khởi nghiệp thành công.
Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Trần Thị Thoi, hội viên Chi hội phụ nữ xóm 8, xã Đồng Hướng (Kim Sơn) đã thành công với mô hình kinh tế tổng hợp có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Với ý chí quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, chị Quách Thị Thêu, sinh năm 1992, hội viên phụ nữ Chi hội Tân Phú, xã Kỳ Phú đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, nhờ sự nỗ lực cố gắng, biến khó khăn thành lợi thế. Đến nay, mô hình của chị đã đem lại hiệu quả cao.
Là đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Kim Sơn, thiếu tá Phạm Thị Phượng còn đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an huyện. Ở cương vị công tác nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp ủy, lãnh đạo và cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị ghi nhận, ủng hộ.
Trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, năm nay 31 tuổi và có 6 năm công tác trong ngành Y, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Lụa, Trạm Y tế xã Kim Trung (huyện Kim Sơn) luôn nỗ lực thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", có tinh thần trách nhiệm với nghề, không ngừng nỗ lực, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tình chăm sóc sức khỏe người dân. Năm 2021, bác sĩ Nguyễn Thị Lụa là một trong số ít cán bộ y tế cơ sở được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Chị Đỗ Thị Ánh Tuyết, ở xóm Giải Cờ, xã Yên Đồng (Yên Mô) được biết đến là một trong những cán bộ chi hội phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã. Không những thế, chị còn là người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng sẻ chia với những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn, bởi chị luôn tâm niệm "sống, đâu chỉ nhận cho riêng mình".
Với tổng điểm 47,18, trong đó môn Toán 9,75, môn Văn 9,25, môn tổ hợp 10 và môn chuyên Tiếng Anh được 9,09, em Bùi Thị Hoàng Diệp, lớp 9C, Trường THCS Lý Tự Trọng (thành phố Ninh Bình) đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Anh của Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.
Con đường bê tông thẳng tắp dẫn vào xóm 4, xã Khánh Thịnh (Yên Mô) hai bên cờ hoa rực rỡ, hàng cây xanh mướt trải dài. Câu chuyện về phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu khiến ai cũng ấn tượng bởi phần lớn các trục đường của xóm đều do người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp để xây dựng. Trong câu chuyện của người dân xóm 4, luôn có một người được gọi bằng cái tên thân mật "Bà Huê bí thư".
Chị Ninh Thị Thu Hà, Tổ trưởng tổ dân phố Thượng Lân, phường Ninh Sơn (thành phố Ninh Bình) được nhiều người dân trong phố tin tưởng, yêu mến bởi sự nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Chị chính là bông hoa đẹp, tỏa hương trong vườn hoa phụ nữ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Là 1 trong 130 học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc toàn quốc, em Nguyễn Thanh Bình, học sinh lớp 12H, Trường THPT Nguyễn Huệ (thành phố Tam Điệp) vừa được vinh danh tại "Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020" tại Hà Nội vào cuối tháng 12/2020.
Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng ở những người phụ nữ này luôn toát lên tinh thần vượt khó, tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, trở thành những bông hoa đẹp góp phần tô điểm thêm vườn hoa đẹp của phụ nữ cả nước. Đó là nghị lực vượt khó vươn lên của chị Lê Thị Lan, xóm Trung Chính, xã Văn Hải (Kim Sơn) và chị Đặng Thị Loan, thôn Thượng, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình.
Nghỉ hưu, rời Hà Nội, cô Lê Thị Thiểm mang theo hàng trăm cây giống đầu dòng của các loại cây ăn quả đặc sản ở khắp các vùng miền về gieo trồng trên mảnh đất khó xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp). Nhờ sự cần cù chịu khó, cùng những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được trong quá trình công tác tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm, sau 7 năm, cô Thiểm đã sở hữu một vườn cây trĩu quả, loại nào cũng ngon trứ danh, khách tự tìm đến mua, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những ngày tháng Ba, chúng tôi có dịp gặp gỡ với một người phụ nữ đặc biệt, đó là chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Trinh nữ 3, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô). chị Thủy "đặc biệt" là theo cách gọi yêu mến của mọi người, để tỏ bày sự cảm phục , ngưỡng mộ đối với người phụ nữ của ruộng đồng, của lam lũ… nhưng bằng cách riêng, chị đã xây đắp được vẹn tròn hạnh phúc gia đình, dạy dỗ ba đứa con ngoan ngoãn, thành đạt. Hạnh phúc mà chị Thủy tạo dựng lên đã góp phần lan tỏa được nguồn năng lượng tích cực trong cộng đồng…
Chị Phạm Thị Tuyết (ảnh), 54 tuổi, ở thôn Vĩnh Khương, xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp được biết đến là một tấm gương phụ nữ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm kinh tế giỏi.
Những ngày tháng Ba, chúng tôi có dịp gặp gỡ với một người phụ nữ đặc biệt, đó là chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Trinh nữ 3, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô). chị Thủy “đặc biệt” là theo cách gọi yêu mến của mọi người, để tỏ bày sự cảm phục , ngưỡng mộ đối với người phụ nữ của ruộng đồng, của lam lũ… nhưng bằng cách riêng, chị đã xây đắp được vẹn tròn hạnh phúc gia đình, dạy dỗ ba đứa con ngoan ngoãn, thành đạt. Hạnh phúc mà chị Thủy tạo dựng lên đã góp phần lan tỏa được nguồn năng lượng tích cực trong cộng đồng…
Tròn 20 năm gắn bó với nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho các thương, bệnh binh, với nữ bác sĩ Phạm Thị Hoa, Trưởng khoa bệnh nhân phục hồi, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đã thực sự trở thành ngôi nhà, nơi có những người mà chị yêu thương, tận tình chăm sóc và chia sẻ mọi buồn vui.
Với tấm lòng hết mình vì người bệnh và sự phấn đấu, học hỏi không ngừng, bác sĩ Đinh Thị Hiền, Trạm trưởng Trạm y tế phường Yên Bình (thành phố Tam Điệp) đã góp phần nâng cao chất lượng y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, được người dân trên địa bàn yêu mến.
Những năm qua, từ các phong trào thi đua của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, hội viên tiêu biểu từ phẩm chất đạo đức, đến sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội. Trong gia đình, họ là những người mẹ, người vợ đảm đang, ngoài xã hội, họ được biết đến như những người “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, bởi công việc của họ mang tính xã hội, đòi hỏi sự tâm huyết, nhiệt tình, đôi khi bằng cả sự hy sinh.
Năm 2009, tốt nghiệp Trường Trung cấp Y Ninh Bình (nay là Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình), chị Lê Thị Thu nhận công tác ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nho Quan với nhiệm vụ là trực tiếp chăm sóc các thương, bệnh binh. Từ năm 2014, chị nhận nhiệm vụ ở Khoa Điều trị, nuôi dưỡng đối tượng di chứng chất độc hóa học/dioxin. Dù ở cương vị công tác nào, nữ điều dưỡng Lê Thị Thu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin yêu đối với đồng nghiệp và người bệnh.
Trong làng vận động viên thể thao thành tích cao, tài năng bao giờ cũng đi liền với danh tiếng. Tuy nhiên cũng có những vận động viên mà bề dày thành tích cực kỳ đầy đặn nhưng lại hết sức khiêm tốn khi xuất hiện trước truyền thông. Tiêu biểu như võ sỹ Judo Nguyễn Thị Thanh Thủy.
Chị Phạm Thị Thảo ở thôn Chỉ Thiện, xã Xuân Thiện (Kim Sơn) được biết đến là người phụ nữ đảm đang, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Chị Đinh Thị Tam, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương (Gia Viễn) được nhiều người nể phục bởi sự đảm đang và năng động trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu bằng xây dựng mô hình rau màu áp dụng công nghệ cao tại địa phương.
Những ngày cuối năm, kim cúc hay còn gọi là cúc chi (cúc tiến vua) đang vào chính vụ, nở rộ, vàng rực cả thửa ruộng. Đây là cây dược liệu quý, mới được đưa vào sản xuất vụ đầu tiên tại khu đất màu, đường dõng thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình.
Với tinh thần “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp”, cô giáo Đỗ Thị Mai Hoa, giáo viên trường Mầm non Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) - một tình nguyện viên chữ thập đỏ tích cực của phường Ninh Phong đã có 17 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành tấm gương trong phong trào hiến máu, góp phần lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện trong nhà trường và ngoài cộng đồng.
Trước khi được nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn Đồng Quan, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư) từ năm 2014, bà Hà Thị Hồng Kế đã từng trải qua nhiều nhiệm vụ khác như: Bí thư chi bộ thôn, Trưởng ban khuyến học… Và dù ở cương vị nào, bà Hà Thị Hồng Kế đều có những đóng góp thiết thực, quan trọng, góp phần tạo nên sự thay đổi diện mạo của thôn.
Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt xinh xắn, đôi mắt thông minh, giọng nói nhỏ nhẹ, dễ thương…, Nguyễn Hồng Ngọc - cô gái “vàng” bộ môn cờ vua của thể thao Ninh Bình với bảng thành tích, những tấm huy chương khiến bao người nể phục, ngưỡng mộ. Sinh năm 2000, mới 18 tuổi, nhưng Hồng Ngọc đã có hơn 100 tấm huy chương, hàng chục bằng khen, danh hiệu được trao tặng trong 12 năm theo đuổi bộ môn cờ vua, trở thành cái tên được không chỉ giới cờ vua tỉnh Ninh Bình và toàn quốc biết đến.
Hơn 2 năm qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Hoa Lư đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, trong đó có bà Đỗ Thị Như Hoa, Bí thư chi bộ xóm Nhân Lý, xã Ninh Mỹ. Không chỉ làm tốt việc nêu gương, bà còn tích cực tuyên truyền, vận động tập hợp phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân,triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước ở khu dân cư, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.
Chị Nguyễn Thị Oanh, Chi hội trưởng xóm 2 Đông Thôn (xã Yên Thái) được các cấp Hội Phụ nữ huyện Yên Mô đánh giá là một trong những cán bộ nhiệt tình, mẫn cán với công tác Hội và phong trào thi đua của phụ nữ ở cơ sở. Không những thế, chị còn được nhiều chị em trong thôn nhắc đến với niềm tự hào về một phụ nữ nông thôn có tư tưởng tiến bộ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua khó khăn để vươn lên khẳng định mình, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có nhiều tấm gương phụ nữ mạnh dạn, nỗ lực vượt khó vươn lên khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình và trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Chị Phạm Thị Lụa, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ 3 phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp là một điển hình như vậy.
Sinh năm 1984, chị Đào Thị Tuyết, thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn được biết đến bởi sự đảm đang, tháo vát, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu.
Chiều cuối tuần, tan sở tôi tranh thủ ghé thăm nhà ngoại một chút. Tôi tìm trong nhà ra vườn không thấy Má đâu, tôi hỏi Ba “Má đi đâu rồi ba?” . Ba bảo “Má mấy đứa đi từ xế chiều tới giờ chưa thấy về, chắc là qua nhà cô ba, cô bảy gì đó!”.