Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình
Chủ Nhật, 22/12/2024

PHỤ NỮ NINH BÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH!

Hiệu quả từ Dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng bằng cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra giai đoạn 2016 - 2018” góp phần xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm, 28/02/2019
Dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng bằng cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra giai đoạn 2016-2018” (CHOBA2) do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (ĐTHN) tài trợ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Bình tiếp nhận, giao cho Hội LHPN tỉnh thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2018, tiếp nối dự án CHOBA giai đoạn 1, từ năm 2012 - 2016 (CHOBA1). Mục tiêu của Dự án là các cấp Hội vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và kết nối hộ dân với mạng lưới cung ứng thông qua Tổ chức ĐTHN và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng nông thôn mới.
Dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng bằng cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra giai đoạn 2016-2018” (CHOBA2) do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (ĐTHN) tài trợ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Bình tiếp nhận, giao cho Hội LHPN tỉnh thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2018, tiếp nối dự án CHOBA giai đoạn 1, từ năm 2012 - 2016 (CHOBA1). Mục tiêu của Dự án là các cấp Hội vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và kết nối hộ dân với mạng lưới cung ứng thông qua Tổ chức ĐTHN và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng nông thôn mới.

Dự án được triển khai ở 25 xã có tỷ lệ các hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp thuộc 4 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô và Kim Sơn. Trong quá trình thực hiện dự án còn gặp một số khó khăn đó là do nhận thức của một bộ phận người dân về lợi ích của việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn hạn chế, tập quán sản xuất, thói quen sinh hoạt tại một số địa phương chưa đổi mới; điều kiện kinh tế hạn hẹp nên nhiều gia đình nhất là các hộ nghèo, cận nghèo chưa quan tâm đúng mức tới việc đầu tư xây công trình vệ sinh; mặt khác Dự án với cách tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra đòi hỏi các tuyên truyền viên phải vận động, kết nối hộ dân với các nhà thầu, công trình mới được công nhận; các hộ dân hoàn thành nhà tiêu hợp vệ sinh không được nhận thưởng như trong giai đoạn 1 của dự án.

Để đảm bảo hiệu quả dự án, Ban quản lý dự án các cấp đã chú trọng tuyên truyền về mục tiêu của dự án, các kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người, đặc biệt là lợi ích của việc xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại 100% các thôn, xóm thông qua các hội nghị của xã, của thôn, các kỳ sinh hoạt hội viên; phối hợp tuyên truyền trên Đài truyền thanh của xã... Đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên đến thăm và tư vấn cho các hộ gia đình tại thôn xóm phụ trách, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình để đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp nhưng đảm bảo kỹ thuật. Theo dõi, hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, khó khăn. Ban quản lý dự án các cấp đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ quay vòng hỗ trợ phụ nữ tỉnh hỗ trợ trên 58,7 tỷ đồng cho gần 5 nghìn hộ vay đầu tư xây dựng các công trình; các cấp Hội giúp 564 ngày công xây dựng, đứng ra tín chấp cho 922 hộ mua vật liệu xây dựng trả chậm (hỗ trợ 43,7 triệu đồng và 105 ngày công cho 33 hộ nghèo không có khả năng xây dựng công trình vệ sinh).

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Dự án, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động 6.910/6.650 (=103,9%) hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh (vượt chỉ tiêu) (trong đó có 502 hộ nghèo, 885 hộ cận nghèo, 3.076 hộ khó khăn, 2.447 hộ khá). Tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của 25 xã dự án tăng từ 70,1% lên 82,8%. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và nhân dân về vai trò quan trọng của công tác vệ sinh môi trường. Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và tiêu chí số 17 về vệ sinh môi trường trong xây dựng Nông thôn mới.

Các hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở, vai trò của người cán bộ hội và tổ chức Hội ngày càng được khẳng định. Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, qua đó duy trì và phát huy hiệu quả mà dự án CHOBA đã đạt được, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
Các tin khác