Chiều ngày 21/10, Hội LHPN xã Gia Tiến tổ chức buổi Lễ ra mắt mô hình “ Thu gom phế liệu hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn” và mô hình “Tổ hợp tác sản xuất rau củ quả an toàn”.
Về dự và chỉ đạo buổi Lễ có đồng chí Lê Viết Bình, Phó trưởng ban dân vận Huyện ủy, đ/c Nguyễn Hương Lan, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, các đồng chí trong Ban thường vụ Hội LHPN xã Gia Tiến, các đồng chí cán bộ chi hội, và 15 thành viên tham gia mô hình.
Xác định mục tiêu tiết kiệm, “Rác thải là tài nguyên”, “Biến rác thành tiền”, Ban Chấp hành Hội LHPN xã Gia Tiến triển khai mô hình “Thu gom phế liệu hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ môi trường”. Ban Chấp hành Hội LHPN xã đã tuyên truyền, hướng dẫn các gia đình cán bộ phụ nữ phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ. Với rác thải hữu cơ, các gia đình sẽ mang đi chôn lấp để tận dụng làm phân bón hữu cơ. Với rác thải vô cơ, các gia đình sẽ tự thu gom sau đó tập kết về khu xử lý tập trung với rác thải không thể tái chế, với rác thải tái chế được như: Vỏ lon bia, chai nhựa, sắt vụn….
Hàng tháng, các gia đình sẽ tự nguyện mang phế liệu đến nơi quy định, sau đó tập trung để bán. Số tiền bán phế liệu, các gia đình không thu về mà nhập quỹ Hội. Từ nguồn tiền này, các thành viên thực hiện thống nhất nhập vào quỹ hội và sử dụng dự kiến sẽ hỗ trợ cho hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn đột xuất hoặc ốm đau bệnh trọng với mức 300.000 nghìn đồng/ hộ.
Mô hình Thu gom phế liệu hỗ trợ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ môi trường mang lại ý nghĩa lớn trong cộng đồng giúp chị em đã chủ động phân loại rác thải sinh hoạt, hạn chế lượng rác thải góp phần bảo vệ
Cũng nhân dịp này, Hội LHPN xã Gia Tiến ra mắt mô hình “Tổ hợp tác sản xuất rau củ quả an toàn” với 15 thành viên tham gia là những hộ chuyên về sản xuất các loại rau, củ, quả phục vụ nhu cầu hằng ngày . Tham gia mô hình này, các thành viên của tổ thường xuyên được giảng viên của Trung tâm dịch vụ khuyến nông huyện tập huấn về quy trình, kỹ thuật để đảm bảo chất lượng rau an toàn chủ yếu là trồng các loại rau ngắn ngày như rau cải, cà chua, rau ngót, dưa chuột, dưa lê….
Qua đó nâng cao ý thức, tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt về làm đất, bón phân, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới, đặc biệt thời gian cách ly giữa phun thuốc trừ sâu, bón phân với thời điểm thu hoạch và vệ sinh môi trường xung quanh vùng sản xuất. Qua đó, nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường gây mất an toàn thực phẩm; vận động, kêu gọi cán bộ, hội viên thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe con người làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể. Hội phụ nữ xã sẽ phối hợp với các trường mầm non và các cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn huyện để bao tiêu đầu ra cho các hộ.