Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình
Chủ Nhật, 22/12/2024

PHỤ NỮ NINH BÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH!

Những điểm sáng trong phong trào và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Ninh Bình năm 2022

Thứ Hai, 31/10/2022
Năm 2022, các cấp Hội LHPN trong thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh hoạt động phù hợp với tình hình thực tế; tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, các cuộc vận động, các nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả khá rõ nét.
Các hoạt động hưởng ứng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hỗ trợ phụ nữ nuôi, dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế, hoạt động giám sát, đối thoại, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được quan tâm. Tích cực đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chi hội, thu hút hội viên theo nhóm đối tượng; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội phụ nữ cơ sở, hoạt động nhân đạo, từ thiện đạt kết quả rõ nét góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Cụ thể:

Tổ chức tốt đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, chào mừng 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái lập tỉnh và chào mừng thành phố hoàn thành xây dựng nông thôn mới với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực: Toàn thành phố có 44 công trình, phần việc chào mừng với tổng trị giá 494 triệu đồng. Nổi bật là, các cấp Hội đã huy động các nhà hảo tâm, hội viên phụ nữ tham gia đóng góp để thăm hỏi, tặng 626 xuất quà, 8 sổ tiết kiệm, đồ dùng học tập cho phụ nữ và con em phụ nữ có hoàn cảnh nghèo, khó khăn đột xuất, hỗ trợ xây, sửa nhà cho 03 gia đình hội viên. Hỗ trợ các đơn vị xây dựng nông thôn mới: xây dựng mô hình “Nhà sạch, đường đẹp”, xây dựng tuyến đường cây với tổng kinh phí 91 triệu đồng. Tại Lễ công bố hoàn thành xây dựng nông thôn mới của xã, của thành phố đã có 2 tập thể, 25 cá nhân là cán bộ, hội viên phụ nữ được các cấp biểu dương khen thưởng.

Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” và Đề án “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ xây dựng mô hình “Nhà sạch, đường đẹp” trên địa bàn thành phố Ninh Bình, giai đoạn 2021-2025”: Hội LHPN thành phố tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả 02 mô hình Dân Vận khéo đã đăng ký, đó là mô hình “Chung tay giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn” và mô hình "Nhà sạch, đường đẹp". Trong năm, 14 đơn vị ra mắt điểm 20 mô hình “Chi hội nhà sạch, đường đẹp” với 2688 thành viên, nhân diện được 3 đơn vị có 100% chi hội xây dựng mô hình “Thùng rác công cộng”. Để xây dựng mô hình, các cấp Hội đã xã hội hóa và vận động các thành viên tham gia đóng góp hơn 721 triệu đồng để mua 1.982 xô rác, thùng rác, vẽ 350m tranh tường, đặt 4 ghế đá, lắp 10 camera an ninh, trồng 140 cây xanh, 3km đường hoa. Mô hình “Chung tay giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn” được 100% các đơn vị triển khai, đã vận động các nguồn xã hội hóa được 102 triệu đồng tặng sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế, mua sách vở, đồ dùng học tập, giống, vốn cho 137 gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ hỗ trợ 244 ngày công, cho nhau vay không lấy lãi 210 triệu đồng; giúp 28 phụ nữ  nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Tổ chức tốt các hoạt động an sinh xã hội giúp đỡ phụ nữ và trẻ em: Huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm nhận đỡ đầu 9 trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt với số tiền từ 4,5 triệu đồng/cháu/năm cho đến khi các cháu 18 tuổi.  Tặng 5 xuất học bổng , 78 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó; 626 xuất quà cho các gia đình chính sách, tân binh, cán bộ Hội, gia đình phụ nữ nghèo, khó khăn trị giá 166 triệu đồng; Tặng 01 sổ tiết kiệm, 95 xuất quà cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, Tạo điều kiện cho 6 phụ nữ khuyết tật vay vốn của NCHSXH, tham mưu với UBND sửa chữa nhà cho 01 gia đình hội viên khuyết tật tại phường Ninh Phong với tổng số tiền 390,5 triệu đồng. Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố giới thiệu việc làm cho 320 hội viên, phụ nữ bị ảnh hưởng dịch Covid-19; Phối hợp với công ty AQUA Việt Nam tặng quà, hỗ trợ máy lọc nước cao cấp, khẩu trang y tế, sữa dinh dưỡng cho các hộ khó khăn với tổng trị giá 38,7 triệu đồng.  Giúp 71 hộ gia đình đạt các tiêu chí Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Làm tốt các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế: Mỗi đơn vị phường, xã trên địa bàn phường, đều xây dựng được 01 mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết quả đã giúp 14 phụ nữ khởi nghiệp thành công. Nổi bật như: Chị Trần Thị Ngọc Tuyết, Phố Phúc Trì, Nam Thành, 2 vợ chồng lao động tư do, không có thu nhập ổn định. Hội tạo điều kiện vay vốn NHCSXH 50.000.000đ và Quỹ hỗ trợ 20.000.000đ để làm trang trại chăn nuôi gà, vịt, lợn. Đến nay trang trại có 145 con gà vịt và 4 con lợn thịt. Thu nhập từ bán trứng và bán thịt gà, vịt của gia đình từ 15- 20 triệu đồng/tháng; Chị Nguyễn Thị Hải, Cổ Loan Hạ 1, Ninh Tiến, Gia đình làm nông nghiệp, bản thân chị có nhu cầu mở nhà hàng ăn uống, nhưng khó khăn về nguồn vốn. Nắm được tâm tư, nguyện vọng của chị, Hội tạo điều kiện cho chị vay vốn GQVL của NHCSXH là 50 triệu, để mua sắm đồ dùng như bàn nghế, bát đĩa… Đến nay, nhà hàng hoạt động rất tốt, thu hút rất nhiều khách và nhà hàng của chị cũng đã tạo việc làm cho 10 lao động địa phương, bình quân thu nhập từ 7-8 tr/lao động/ tháng.

Trong năm, xây dựng và nhận diện được nhiều mô hình thu hút hội viên như: Xây dựng và duy trì 132 CLB dân vũ với 1987 thành viên, 145 CLB văn nghệ với 3009 thành viên; 23 CLB dưỡng sinh với 456 thành viên, 3 CLB hát chèo 31 thành viên, 2 CLB bóng chuyền hơi với 40 thành viên, 1CLB bóng đá nữ với 30 thành viên, 2 CLB Yoga với 53 thành viên. Kết quả, phát triển thêm hội viên mới 457 hội viên (tăng 1,33% hội viên so với đầu năm), nâng tổng số hội viên toàn thành phố đến nay lên 26.380. 100% cơ sở Hội tập hợp ít nhất 80% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tham gia tổ chức Hội, 7/14 cơ sở Hội có 11 chi hội tập hợp 100% phụ nữ tham gia tổ chức Hội (Nam Thành, Thanh Bình, Tân Thành, Bích Đào, Ninh Phúc, Ninh Sơn, Nam Bình). Xây dựng quỹ Hội được 3.349.600.000 đồng, đơn vị có quỹ cao nhất là Nam Thành với 487 triệu đồng, đơn vị có quỹ thấp nhất là Ninh Nhất với 118 triệu đồng.

Làm tốt hoạt động đối thoại, giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị, Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Hội LHPN thành phố và 100% cơ sở Hội đã chủ trì tổ chức 16 cuộc giám sát, 15 cuộc đối thoại, trong đó: Hội LHPN thành phố tổ chức 01 cuộc đối thoại tại Ninh Khánh và 2 cuộc giám sát tại phường Thanh Bình, Tân Thành, tổ chức 01 hội nghị phản biện Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Các cấp Hội đã giám sát 31 cá nhân là người đứng đầu theo Quy định 124 của Ban Bí thư; Các cấp Hội đã tham gia góp ý 45 dự thảo văn bản, như dự thảo sửa đổi Luật phòng, chống BLGĐ (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi) và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (phối hợp tham mưu xây dựng và ban hành Kế hoạch số 54/KH-BTV ngày 18/3/2022 của UBND thành phố về thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND thành phố về thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 5/4/2022 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.)

Các hoạt động trên của Hội đã thực sự là đòn bẩy để phụ nữ trong thành phố đoàn kết, gắn bó, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Qua đó, chị em ngày càng có điều kiện tích cực tham gia các hoạt động của Hội, nâng cao vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

Các tin khác